Tài liệu

Tương tác xã hội là gì?

Khái niệm xã hội: Xã hội theo góc nhìn của xã hội học đó là một tập hợp người, một tập thể người có mối quan hệ gắn bó với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó là sự biểu hiện tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

Định nghĩa tương tác xã hội: Tương tác xã hội là sự tác động, quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội.

Hoạt động xã hội và quan hệ xã hội chỉ diễn ra trong môi trường xã hội, nên khi nói đến hệ thống tương tác xã hội thì không thể không đề cập đến con người của hoạt động xã hội và con người của quan hệ xã hội. Nói cách khác là không thể không nói đến chủ thể xã hội.

Đặc điểm của tương tác xã hội

Là hành động xã hội liên tục. Ở đây là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội, là sự đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vi mô và vĩ mô.

Xem thêm:  Ảo ảnh về thời gian: Đâu là thật?

Vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong quá trình tương tác và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác

Trong tương tác, mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người.

Phân loại tương tác xã hội

Nhóm tương tác hợp tác: những biểu hiện mang tính tích cực, xây dựng.

Nhóm tương tác cạnh tranh: chứa đựng những tương tác mang tính tiêu cực, phá hoại, đối kháng.

Xem thêm:  Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975)

Hình thức thi đua: là hình thức trung gian giữa hai dạng trên.

Ngoài ra có thể phân loại tương tác xã hội theo cách sau:

+ Tương tác nhóm – nhóm: Khi hai nhóm trong xã hội cạnh tranh trong hoạt động nhằm một mục đích nào đó.

+ Tương tác trực tiếp: Khi chủ thể hành động tương tác mặt đối mặt, không thông qua phương tiện trung gian nào.

+ Tương tác gián tiếp: Khi chủ thể thông qua các phương tiện trung gian như: điện thoại, vi tính, fax,.. để thiết lập và duy trì quá trình tương tác.

Các khuôn mẫu chủ yếu của tương tác đều được chuẩn hoá và biến thành tập quán. Một số kiểu hình tương tác dựa trên cơ sở liên kết và độ bền của liên kết trở nên đặc trưng trong xã hội đó là:

+ Phản ứng liên kết: nhằm kết hợp, phối hợp con người chặt chẽ hơn: hợp tác, hoà giải, đồng hoá, thích nghi.

Xem thêm:  Lao động là gì? Cấu trúc của hoạt động lao động

+ Phản ứng ly tán: làm con người xa cách, kém đoàn kết, xung đột chống đối, cạnh tranh.

Hệ quả của tương tác xã hội

Giúp cho các cá nhân nhận diện bản thân mình, đồng thời nhận diện được người khác thông qua nhãn xã hội của họ.

Thông qua sự tương tác xã hội, người ta giới thiệu chính bản thân mình bằng nhiều hình thức như: tác phong, lời nói, cử chỉ, trang phục…

Trong tương tác xã hội của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội lâu dài hình thành nên mô hình xã hội.

Ví dụ: A——– > B nhiều lần tạo thành mô hình xã hội.

Có 2 loại mô hình xã hội:

Mô hình thoả thuận: chấp nhận một mô hình tương tác mà cả hai đều cảm thấy có lợi để duy trì mối quan của mình.

Mô hình xã hội bất bình đẳng: tương tác xã hội mà người lợi thế hơn tìm cách áp đặt mô hình của mình bất chấp sự chống lại của người khác để duy trì quyền lợi.

Xem thêm:  Thuyết tương đối rộng của Einstein

Không có hành động xã hội thì không có tương tác xã hội

  • Không có hành động xã hội thì không có giao tiếp xã hội. Hành động xã hội là cơ sở, là tiền đề của tương tác xã hội. Chỉ có hành động xã hội mới tạo ra tương tác xã hội mà thôi.
  • Hành động xã hội diễn ra lặp đi lặp lại mới tạo ra tương tác. Mức độ bền vững của tương tác phụ thuộc số lần hành động xã hội diễn ra trong khoảng thời gian mà các đối tượng giao tiếp xã hội với
  • Khuynh hướng hoặc tính chất của hành động xã hội quyết định khuynh hướng của tương tác xã hội.

Mối quan hệ giữa quan hệ xã hội với hành động xã hội và tương tác xã hội

Quan hệ xã hội không tách rời khỏi hành động xã hội và tương tác xã hội. Hành động xã hội tạo ra tương tác xã hội, tương tác xã hội lặp đi lặp lại tạo ra quan hệ xã hội. Hành động xã hội và tương tác xã hội tạo ra mức độ nông, sâu, bền vững, kém bền vững của các mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội được xác lập sẽ chi phối hành động xã hội và tương tác xã hội. Các mối quan hệ xã hội chằng chịt tạo ra một mạng lưới tương đối ổn định, mạng lưới quan hệ xã hội tạo ra cơ cấu xã hội.

Rate this post

Hanoi1000

Là một người sống hơn 30 năm ở Hà Nội. Blog được tạo ra để chia sẻ đến mọi người tất cả mọi thứ về Hà Nội. Hy vọng blog sẽ được nhiều bạn đọc đón nhận.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button