Tư Tưởng chủ đạo của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử
1. Sự hình thành
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông. Ở Ông, không chỉ được biết đến là vị vua anh minh, một anh hùng dân tộc mà còn là một nhà tu hành mẫu mực. Trên cơ sở thống nhất các thiền phái từ bên ngoài truyền vào thành dòng thiền riêng do vua Trần Thái Tông thực hiện, Ngài Trần Nhân Tông đã hoàn thiện dòng thiền Trúc Lâm, mở ra tông phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, trước khi đi tu, Ngài trị vì đất nước 15 năm (1278 – 1293), làm Thái thượng hoàng 15 năm. Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Ông xuất gia tu hành tại Ninh Bình, sau đó đến tu tại Yên Tử, Quảng Ninh. Tại đây, Ngài đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông được nhân dân gọi cung kính là “Phật Hoàng”. Chính Ông là người đầu tiên khơi nguồn, đặt nền móng và hướng đạo, phát triển tư tưởng Phật giáo, tổ chức giáo hội, đào tạo tăng ni, phật tử. Với việc lập ra phái Trúc Lâm và thống nhất toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối,“Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử”(1).
Xét theo dòng truyền Yên Tử thì Đại Đầu đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ sáu, Ngài đã thống nhất 3 thiền phái: Tỳ ni Đa lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thành thiền phái Trúc Lâm, trở thành Sơ Tổ của Thiền phái. Xét sâu xa, người có công đặt nền móng thiết lập cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển, thể hiện bản sắc dân tộc là vua Trần Thái Tông, nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông. Từ đây, Việt Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ.
2. Nét đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Cũng như các triều đại phong kiến trong lịch sử, đối với Nhà Trần, trong buổi đầu mới thành lập, việc xây dựng một nền văn hóa trong đó có tôn giáo mang bản sắc riêng, thoát khỏi sự lệ thuộc về ý thức hệ với nước ngoài, làm công cụ thống nhất quyền lực và duy trì trật tự xã hội đã đặt ra vô cùng cấp bách. Với mục đích đó, về mặt tôn giáo, nhà Trần đã lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, nhưng thay đổi nội dung của các Thiền phái trước đây để đáp ứng các yêu cầu của đất nước. Khác với các thiền phái khác, Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tinh thần nhập thế, muốn tìm con đường giác ngộ không phải từ bỏ thế gian này mới giác ngộ được. Với tinh thần đạo pháp thì người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã mang đầy đủ những đặc điểm ấy. Bằng sự chứng ngộ Thiền lý sâu xa, Trần Nhân Tông đã lấy tôn chỉ: “Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”(2) làm chủ đạo, kết hợp giảng kinh thuyết pháp, giúp cho người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển lời kinh chết trong sách thành những bài kinh sống nơi con người. Thực tế, thời gian Ngài xuất gia đến khi viên tịch không dài, nhưng trong những năm đó, ngài đã lấy tinh thần Phật giáo nhập thế, “từ bi hỉ xả” cứu độ chúng sinh bằng cách phát triển đạo pháp, dân tộc cùng hoà hợp, từ vua Trần Thái Tông đến các vua Thánh Tông…tạo nên mạch truyền thống và sự phát triển bền vững của đạo Phật thời Trần, tính gắn kết mật thiết giữa dân tộc và tôn giáo, giữa chính quyền và thần quyền, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển xã hội.
Thiền phái Trúc Lâm còn thể hiện đậm bản sắc dân tộc ở chỗ, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, đất nước thái bình thì các Thiền sư trở về với việc tu hành và nghiên cứu để đưa hiểu biết của mình đến với người dân. Đây là tinh thần nhập thế mà các thiền phái trước chưa thực hiện được, chính tinh thần này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt và đã đưa Phật giáo phát triển đạt tới đỉnh cao trong lịch sử Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng Quốc gia và Phật đạo, vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Tư tưởng Tam giáo đồng qui thực sự cũng được hỗ trợ bởi một lý tưởng tôn giáo như thế. Trần Nhân Tông đã chủ trương đưa thiền phái tích cực dấn thân vào xã hội, xây dựng đất nước hưng vượng bằng từ bi, trí tuệ và đạo đức của Phật giáo. Ông kết hợp giữa triết học siêu nhiên của Phật giáo với nhân sinh quan của Nho giáo và vũ trụ quan của Lão giáo; lấy lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và lợi ích chúng sinh là yếu tố cơ bản trong quá trình tu tập của mỗi người. Sáng được tâm là đạt yếu chỉ thiền, vì vậy người tu thiền cốt phải sáng được tâm của chính mình. Chính thái độ sống rất trí tuệ Phật giáo của Trần Nhân Tông vừa giải quyết vấn đề giải thoát của con người vừa giải quyết các vấn đề của quốc gia, xã hội. Như vậy, tông chỉ Thiền tông rất thực tế và gần gũi với con người, lấy “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”(3), nhằm đánh thức mỗi người tự sống vươn lên. Phật tức tâm, ai có tâm đều có Phật, không phân biệt nam nữ, trẻ già, người trong đạo hay ngoài đạo, là chân lý bình đẳng với tất cả. Thành Phật là thành ngay trong tâm mình, không phải thành ở trên núi cao, trên cõi trời xa xôi. Đó là lấy con người làm gốc, là tôn trọng người, nâng cao giá trị con người, nâng cao sức mạnh của dân tộc.
Đặc biệt, điều dễ nhận thấy là, chữ Tâm luôn thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các tác phẩm cũng như trong hành đạo của Ngài Nhân Tông. Chúng ta thấy hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối qua 23 vị thiền sư. Tuy nhiên danh sách chỉ là phần biểu hiện bên ngoài, chính “tâm Thiền” mới là mạch sống thật. Dù ẩn, dù hiện, thăng hay trầm, hễ có người tỏ sáng được tâm Thiền, là tiếp nối được mạch sống Tổ Tông. Đây chính là điểm cốt lõi tạo nên truyền thống Trúc Lâm và Nhân Tông đệ nhất tổ trong lịch sử Thiền phái nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung. Nhân Tông đã hiểu rõ “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” thì mọi sự được viên thông. Khi đó Phật là Nhân Tông, Tính là Nhân Tông, Tâm pháp cũng là Nhân Tông. Chữ Tâm trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông là xuyên suốt để nhìn thấy ánh sáng giác ngộ, Nhân Tông đã nói: “Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm. Đạt một lòng thì thông tổ giáo”(4). Ngài Trần Nhân Tông cũng thể hiện rất rõ tôn chỉ của mình trong bốn câu kệ cuối của bài phú “Cư trần lạc đạo”: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/Đói cứ ăn no mệt ngũ liền/Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”; nghĩa là, người tu hành tùy duyên nhập thế để làm lợi ích cho đời, nhiều người chưa biết Phật pháp, chưa biết trong nhà của mình có báu vật mà khai thác.
Có thể nói, Ngài Nhân Tông, từ ngôi vị Hoàng đế đến ngôi vị Phật hoàng, từ vương quyền đến thần quyền…trên phương diện nào thì con người Nhân Tông vẫn hiển hiện với tư tưởng, tình cảm của người con Việt, lấy vận mệnh đạo pháp và dân tộc hoà chung trong một bản trường ca là Phật giáo Nhập thế. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một lẽ thật bình đẳng không phân chia ranh giới Việt Nam hay Nhật Bản, Ấn Độ….vì “tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”. Tuy nhiên, ở Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chúng ta thấy nổi bật những nét đặc trưng của tôn giáo mang đậm đà bản sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam, không bị phụ thuộc, lai căng từ bên ngoài.
3. Tư Tưởng chủ đạo của Phật giáo Trúc Lâm
Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Trúc Lâm là “cư trần lạc đạo”, “tức tâm tức Phật”. Quan niệm này đã có mặt từ thời vua Trần Thái Tông, khi nhà vua bỏ ngai vàng vào núi để tìm Đạo và được Quốc sư Viên Chứng thức tỉnh: “Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó đích thị là Phật”, và ít nhiều Trần Nhân Tông cũng đã kế thừa được từ Tuệ Trung Thượng Sĩ, một con người vĩ đại mà Trần Nhân Tông đã ca ngợi:
“Càng nhìn càng cao
Càng khoan càng bền
Thoạt nhìn thấy trước
Bỗng phía sau liền
Đó chính đạo Thiền
Của riêng Thượng sĩ”.
Tư tưởng của Trúc Lâm là hành đạo giúp đời, đưa đạo đến đời, mọi giáo pháp đều xuất phát từ khuynh hướng “nhập thế”. Do vậy, thực tại cuộc sống là một yếu tố cấu thành giáo pháp, dẫn đến việc hoằng dương Phật pháp trước tiên phải tôn trọng thực tế cuộc sống với đặc điểm dân tộc, làm cho dân tộc trường tồn.Về phương diện lịch sử tư tưởng, Thiền phái Trúc Lâm có tầm quan trọng đặc biệt đến sự phát triển tư tưởng dân tộc Việt. Trên nền tảng tư tưởng của những Thiền phái Phật giáo đã có từ trước như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, có tiếp thu các Thiền phái Trung Hoa, đặc biệt là Lâm Tế (với biện pháp hành thiền quyết liệt), Thiền phái Trúc Lâm đã tổng hoà những tư tưởng đó, nâng cao về phương diện bác học, đưa Thiền học vào cuộc sống bằng cách coi trọng yếu tố thực tiễn Việt Nam.
Các tác phẩm cơ sở của Thiền học Trúc Lâm như Khoá Hư Lục, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục đã diễn tả tư tưởng và giáo pháp đó. Các Thiền sư Trúc Lâm đi thẳng vào thế giới thực chứng bằng cách tháo bỏ mọi hàng rào khái niệm, đó thực sự là biện pháp đốn ngộ mà Vô Ngôn Thông đã nhắc đến, nhưng nhấn mạnh đến yếu tố “tâm”, phá bỏ những ảo tưởng, khuyến thiện bằng cách lấy cá nhân và đời sống thực tại làm trọng. Chính vì vậy, Trúc Lâm thiền phái đã góp phần xây dựng triều đại đương thời, tổ chức xã hội, bồi đắp nhân cách Đại Việt.
Tư tưởng của dòng thiền Trúc Lâm là phát triển đỉnh cao của quan niệm “tức tâm tức Phật“. Trong bài phú Cư trần lạc đạo, ngài Trần Nhân Tông đã viết: Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt
Chỉnh mới hay chính Bụt là ta.
Và trước đó, quan niệm này đã được ngài Viên Chứng thức tỉnh vua Trần Thái Tông khi nhà vua bỏ ngai vàng trốn vào núi để tìm đạo: “Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó đích thị là Phật” . Tuệ Trung Thượng sĩ thì nói: ” Khi mê không biết ta là Phật, khi ngộ thì ra Phật là ta” hay “Thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng” …Chính quan niệm đó đã đánh thức sức sống mãnh liệt bên trong con người thời bấy giờ và làm nên lẽ sống cao quý của thời đại, để lại nhiều kinh nghiệm hết sức xương máu trong công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Cùng với học thuyết vô niệm làm nên tư tưởng chung của thiền phái.
Nền tảng chung là thế, nhưng chúng ta dễ dàng nhận ra những đặc điểm của phương pháp tu hành ở dòng Thiền này, nó không thuần túy pháp môn Thiền định mà bao gồm cả yếu tố Tịnh độ. Theo ngài Trúc Lâm Ðầu Ðà thì những pháp môn Tịnh độ cũng chính là Thiền. Ðây có thể nói là đặc điểm của Thiền tông Việt Nam. Trong Cư trần lạc đạo phú, Ngài viết:
Miễn được lòng rồi,
Chẳng còn phép khác.
Gìn tính sáng, tính mới hầu an,
Nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác (…)
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn hỏi đến Tây phương,
Di Ðà là tính soi sáng, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc…
4. Giá trị tư tưởng phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thể hiện tính dân tộc
Chúng ta biết rằng, quá trình hình thành Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử cũng là quá trình đúc kết, dung hợp 3 dòng thiền đã có trong lịch sử: dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, để sáng tạo nên một đường hướng mới mẻ, mang tính dân tộc rõ nét, đồng thời cũng bộc lộ một xu hướng mới, xu hướng “về nguồn” cho nền Phật giáo nước nhà.
Các tông phái Phật giáo đều từ nguồn mạch của Phật giáo mà ra, còn lan rộng sang các nước, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác. Đức Thánh tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã đến thuyết hóa ở Việt Nam. Hệ truyền thừa của Phật Hoàng tích hợp ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ từ Đức Phật Thích Ca xuống đến đời thứ 28; với đức Thánh tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, trở thành sơ tổ Thiền tông Trung Hoa; với dòng phái của Đức Thánh tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sự dung hợp các dòng thiền này của phái Trúc Lâm, để trở thành dòng phái của Việt Nam, mà Tuệ Trung Thượng sĩ, có thể cần được nhìn nhận như là vị giáo tổ mở đầu cho một đặc tính mới của Phật giáo Việt Nam thời cận đại.
Trở về với nét riêng có của Phật giáo Việt Nam, trong điều kiện bối cảnh xã hội Việt Nam và những đặc trưng tộc người Việt Nam, cũng chính là làm hiển lộ giáo lý chân truyền của đức Phật Thích Ca về tính tùy thuận của Phật giáo trong dòng chảy của Phật giáo từ quê hương gốc Ấn Độ, chính là thể hiện tính dân tộc, góp phần làm rõ đặc trưng tộc người Việt trong quá trình lịch sử.
Nếu như Điều Ngự Giác Hoàng là người khai sáng, thiết kế chủ trương, họat động của thiền phái, thì Pháp Loa là vị tổ thực thi, xây dựng hệ thống tổ chức điều hành Giáo hội Trúc Lâm. Đó là sự tự mình phân biệt với Thiền tông Trung Hoa; biệu lộ tính độc lập để nhằm thống nhất ý thức hệ. Mô hình Phật giáo Nhất tông được thiết kế từ thời vua Trần Thái Tông, đến Trần Nhân Tông mới hoạt động thực tiễn mạnh mẽ. Trần Nhân Tông được tôn vinh là giáo chủ Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Phái Trúc Lâm Yên Tử đã hoạt động theo tinh thần nhập thế, mang bản sắc dân tộc, thể nghiệm tu chứng ngay giữa cõi đời này.
Đặc biệt, tính dân tộc còn được thể hiện rõ nét nhất trong quan niệm của người cai trị muôn dân, chính là Trần Nhân Tông đã truyền lại những bài học lịch sử, là sự đúc kết kinh nghiệm cách giữ nước gồm 7 điều của mình cho hậu thế, nhất là cho chính Trần Anh Tông, vị vua kế thừa ngôi vị của Nhân Tông, trong buổi lễ truyền ngôi vua lại cho con mình.
Chủ nghĩa yêu nước qua tinh thần nhập thế vào đời của các thiền sư, đã giúp cho Phật giáo Việt Nam gắn bó với đất nước và dân tộc trãi suốt cuộc hành trình giữ nước của dân tộc Việt Nam.
5. Giá trị tư tưởng phật giáo Trúc Lâm thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam
Trở về suối nguồn đạo Phật, có thể thấy được nguồn mạch của một đạo, vốn có mặt trên cuộc đời là vì con người và cho con người. Tinh thần đó giúp con người quay trở về mình, về lại với bản thể, cái gốc của tâm, là Phật tính trong mỗi người đều có.
Với Trần Nhân Tông và sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Phật giáo Việt Nam thể hiện tính nhập thế tích cực. Tinh thần này được thể hiện qua lời nói, qua hành động của Điều Ngự Giác Hoàng, một trong tam tổ sáng lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, mà cũng đồng thời là vị vua cai trị muôn dân.
Trúc Lâm Yên Tử đã tích hợp từ những yếu tố của Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Hoa, rồi sau đó vận dụng vào bối cảnh của Việt Nam. Tư tưởng nhập thế, dung hợp Đại thừa-Tiểu thừa, dung hợp Nho-Phật-Đạo, thể hiện Thiền-Tịnh-Mật trong giáo lý Phật giáo TLYT đã cho thấy tính sáng tạo, tích hợp các luồng văn hóa Phật giáo.
Trần Nhân Tông đã nói: “Nhân khuây bản nên ta tìm Phật” (Vì quên gốc rễ, nguồi cội nên đi tìm Phật). Tư tưởng nhập thế đã xuất hiện ở Đại thừa, đặc biệt khi sang Trung Quốc, với chủ trương mọi người đều có Phật tính, Phật tức tâm. Nhưng với quan niệm về tâm, quốc sư Trúc Lâm Phù Vân khuyên vua Trần Thái Tông rằng: Lấy muốn của thiên hạ làm muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình (Dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm). Và trên con đường quay trở về với tâm thanh tịnh, với Phật tâm, Tuệ Trung cũng nói: Vạn pháp chi tâm tức Phật tâm (Tâm của muôn loài tức Phật tâm). Nghiên cứu về tư tưởng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một ý kiến đã khẳng định: “Như vậy, Phật giáo Việt Nam vạch ra một con đường mới đi đến giác ngộ, hoàn toàn khác với Phật giáo Ấn –Trung, đó là con đường đi đến giác ngộ bằng cách cứu dân độ thế, và trên con đường này tâm con người ngày càng khai mở bao trùm thiên hạ, muôn loài vạn pháp, tức đạt đến tâm Phật.”
Tinh thần nhập thế này làm rõ tư tưởng của Đại sĩ trong việc tiếp thu giáo lý Phật giáo, dựa trên căn bản: Phật pháp bất ly thế gian giác. Không thể ngộ đạo, chứng đạo khi ở ngoài thế gian. Chính cõi trần dục giới này là phương tiện giúp con người chưa hiểu đạo, qua những trãi nghiệm từ căn bản cuộc sống thực tế mà dần ngộ đạo, đi đến chứng đạo.
Giáo tổ Tuệ Trung Thượng sĩ đã hòa mình vào thế tục, không trái hẳn với người đời, vì vậy mới noi theo hạt giống của Phật pháp, dìu dắt được người đời. Chính Tuệ Trung cũng đã từng cho rằng: tìm sự giác ngộ là tìm ngay trong đời sống hiện thực này. Tư tưởng này cũng hoàn toàn phù hợp với Lục Tổ Huệ Năng, nhưng khác với Huệ Năng, cũng như các vị thiền sư Trung Hoa, ở chổ Tuệ Trung chủ trương nhập thế không phải vì cá nhân, mà là vì đồng loại, vì tổ quốc, vì xã hội.
Trúc Lâm Đại sĩ đã hành động theo tinh thần nhập thế, mang bản sắc dân tộc, thể nghiệm tu chứng ngay giữa cõi đời này. Ngài đã xuất gia, ngộ đạo, tu hạnh đầu đà, rồi đi xuống núi truyền đạo để khuyên người dân hành thập thiện, điều này đã cho thấy dưới thời Trần và qua Trần Nhân Tông, Phật giáo đã đi sát vào việc cải tạo xã hội, chuyển đổi nhận thức con người chính là từ tâm vị tha. Từ đó, xã hội sẽ dần được an ổn, người dân sẽ dần sống trong môi trường của suy nghĩ về điều thiện và hành động việc thiện. Như vậy, qua tính nhập thế của Phật giáo, xã hội đã dần được chuyển hóa từ gốc rễ. Xây dựng một xã hội mới trên căn bản kêu gọi thập thiện chính là qua đó Trúc Lâm muốn đưa giáo lý nhập thế, vốn là giáo lý căn bản của đạo Phật, làm căn bản cho nền đạo đức xã hội. Nhập thế theo tinh thần của Trúc Lâm chính là đã kết hợp được hai yếu tính quan trọng của đạo Phật, là từ bi và trí tuệ. Chỉ khi con người có bi tâm thì mới có thể đem tình thương ban rãi, mới thấy được mọi người chỉ có thể gắn kết, gần gũi nhau qua tình thương yêu, từ đó mới thôi thúc con người hành thiện, mới đưa họat động thiện vào cuộc đời. Trên căn bản của việc thực hành hai yếu tính ấy cùng lúc nên đạo và đời trong quan niệm của Trúc Lâm đã nhập làm một, không còn có sự ngăn ngại. Chính bởi vì khi tư tưởng của đạo được đưa vào đời để thực nghiệm, được hành xử trong đời thì đạo mới hoàn thành được chức năng cao cả của nó. Và cũng chính bởi dựa trên nhận thức ấy mà trong đường hướng lãnh đạo muôn dân, thế quyền và thần quyền đã nhập làm một! Đạo và đời không còn ranh giới! Lãnh đạo giáo hội có lúc là thiền sư, có lúc là vua đã lên làm Thái Thượng Hoàng. Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đâu phải ngẫu nhiên đã chọn ngọn núi Yên Tử chỉ để làm nơi tu hành. Chính từ vị thế mang tính chiến lược ấy, việc quan sát để bảo vệ biên cương từ phương Bắc sẽ được thuận lợi hơn.
Bức tranh “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” đã cho thấy nét nổi trội trong phương pháp, trong cách sống đạo của vị Tổ phái TLYT, đó là sự thể hiện tinh thần nhập thế; tính thống nhất về tư tưởng các tôn giáo, các dòng phái; có sự tích hợp giữa Thiền,Tịnh và Mật ; giữa Đại thừa và Tiểu thừa; giữa Nho-Phật-Đạo. Tư tưởng này sẽ được xem xét ngay dưới đây.
Tài liệu tham khảo:
1. Núi Yên Tử, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt
2. HT.Thích Thanh Từ, Thiền tông và kinh điển không hai, Vô Ưu, tập 7, tr.1
3. HT. Thích Thanh Từ, Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ XX, tr.1
4. Trần Nhân Tông, “Cư Trần Lạc đạo”, Hội thứ sáu
1. Sự hình thành
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông. Ở Ông, không chỉ được biết đến là vị vua anh minh, một anh hùng dân tộc mà còn là một nhà tu hành mẫu mực. Trên cơ sở thống nhất các thiền phái từ bên ngoài truyền vào thành dòng thiền riêng do vua Trần Thái Tông thực hiện, Ngài Trần Nhân Tông đã hoàn thiện dòng thiền Trúc Lâm, mở ra tông phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, trước khi đi tu, Ngài trị vì đất nước 15 năm (1278 – 1293), làm Thái thượng hoàng 15 năm. Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Ông xuất gia tu hành tại Ninh Bình, sau đó đến tu tại Yên Tử, Quảng Ninh. Tại đây, Ngài đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông được nhân dân gọi cung kính là “Phật Hoàng”. Chính Ông là người đầu tiên khơi nguồn, đặt nền móng và hướng đạo, phát triển tư tưởng Phật giáo, tổ chức giáo hội, đào tạo tăng ni, phật tử. Với việc lập ra phái Trúc Lâm và thống nhất toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối,“Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử”(1).
Xét theo dòng truyền Yên Tử thì Đại Đầu đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ sáu, Ngài đã thống nhất 3 thiền phái: Tỳ ni Đa lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thành thiền phái Trúc Lâm, trở thành Sơ Tổ của Thiền phái. Xét sâu xa, người có công đặt nền móng thiết lập cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển, thể hiện bản sắc dân tộc là vua Trần Thái Tông, nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông. Từ đây, Việt Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ.
2. Nét đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
Cũng như các triều đại phong kiến trong lịch sử, đối với Nhà Trần, trong buổi đầu mới thành lập, việc xây dựng một nền văn hóa trong đó có tôn giáo mang bản sắc riêng, thoát khỏi sự lệ thuộc về ý thức hệ với nước ngoài, làm công cụ thống nhất quyền lực và duy trì trật tự xã hội đã đặt ra vô cùng cấp bách. Với mục đích đó, về mặt tôn giáo, nhà Trần đã lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, nhưng thay đổi nội dung của các Thiền phái trước đây để đáp ứng các yêu cầu của đất nước. Khác với các thiền phái khác, Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tinh thần nhập thế, muốn tìm con đường giác ngộ không phải từ bỏ thế gian này mới giác ngộ được. Với tinh thần đạo pháp thì người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình thì vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đã mang đầy đủ những đặc điểm ấy. Bằng sự chứng ngộ Thiền lý sâu xa, Trần Nhân Tông đã lấy tôn chỉ: “Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”(2) làm chủ đạo, kết hợp giảng kinh thuyết pháp, giúp cho người học Phật hiểu sâu kinh điển, chuyển lời kinh chết trong sách thành những bài kinh sống nơi con người. Thực tế, thời gian Ngài xuất gia đến khi viên tịch không dài, nhưng trong những năm đó, ngài đã lấy tinh thần Phật giáo nhập thế, “từ bi hỉ xả” cứu độ chúng sinh bằng cách phát triển đạo pháp, dân tộc cùng hoà hợp, từ vua Trần Thái Tông đến các vua Thánh Tông…tạo nên mạch truyền thống và sự phát triển bền vững của đạo Phật thời Trần, tính gắn kết mật thiết giữa dân tộc và tôn giáo, giữa chính quyền và thần quyền, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển xã hội.
Thiền phái Trúc Lâm còn thể hiện đậm bản sắc dân tộc ở chỗ, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, đất nước thái bình thì các Thiền sư trở về với việc tu hành và nghiên cứu để đưa hiểu biết của mình đến với người dân. Đây là tinh thần nhập thế mà các thiền phái trước chưa thực hiện được, chính tinh thần này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt và đã đưa Phật giáo phát triển đạt tới đỉnh cao trong lịch sử Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng Quốc gia và Phật đạo, vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Tư tưởng Tam giáo đồng qui thực sự cũng được hỗ trợ bởi một lý tưởng tôn giáo như thế. Trần Nhân Tông đã chủ trương đưa thiền phái tích cực dấn thân vào xã hội, xây dựng đất nước hưng vượng bằng từ bi, trí tuệ và đạo đức của Phật giáo. Ông kết hợp giữa triết học siêu nhiên của Phật giáo với nhân sinh quan của Nho giáo và vũ trụ quan của Lão giáo; lấy lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia và lợi ích chúng sinh là yếu tố cơ bản trong quá trình tu tập của mỗi người. Sáng được tâm là đạt yếu chỉ thiền, vì vậy người tu thiền cốt phải sáng được tâm của chính mình. Chính thái độ sống rất trí tuệ Phật giáo của Trần Nhân Tông vừa giải quyết vấn đề giải thoát của con người vừa giải quyết các vấn đề của quốc gia, xã hội. Như vậy, tông chỉ Thiền tông rất thực tế và gần gũi với con người, lấy “Chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”(3), nhằm đánh thức mỗi người tự sống vươn lên. Phật tức tâm, ai có tâm đều có Phật, không phân biệt nam nữ, trẻ già, người trong đạo hay ngoài đạo, là chân lý bình đẳng với tất cả. Thành Phật là thành ngay trong tâm mình, không phải thành ở trên núi cao, trên cõi trời xa xôi. Đó là lấy con người làm gốc, là tôn trọng người, nâng cao giá trị con người, nâng cao sức mạnh của dân tộc.
Đặc biệt, điều dễ nhận thấy là, chữ Tâm luôn thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ các tác phẩm cũng như trong hành đạo của Ngài Nhân Tông. Chúng ta thấy hệ thống truyền thừa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối qua 23 vị thiền sư. Tuy nhiên danh sách chỉ là phần biểu hiện bên ngoài, chính “tâm Thiền” mới là mạch sống thật. Dù ẩn, dù hiện, thăng hay trầm, hễ có người tỏ sáng được tâm Thiền, là tiếp nối được mạch sống Tổ Tông. Đây chính là điểm cốt lõi tạo nên truyền thống Trúc Lâm và Nhân Tông đệ nhất tổ trong lịch sử Thiền phái nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung. Nhân Tông đã hiểu rõ “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” thì mọi sự được viên thông. Khi đó Phật là Nhân Tông, Tính là Nhân Tông, Tâm pháp cũng là Nhân Tông. Chữ Tâm trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông là xuyên suốt để nhìn thấy ánh sáng giác ngộ, Nhân Tông đã nói: “Dừng tam nghiệp mới lặng thân tâm. Đạt một lòng thì thông tổ giáo”(4). Ngài Trần Nhân Tông cũng thể hiện rất rõ tôn chỉ của mình trong bốn câu kệ cuối của bài phú “Cư trần lạc đạo”: “Ở đời vui đạo hãy tùy duyên/Đói cứ ăn no mệt ngũ liền/Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”; nghĩa là, người tu hành tùy duyên nhập thế để làm lợi ích cho đời, nhiều người chưa biết Phật pháp, chưa biết trong nhà của mình có báu vật mà khai thác.
Có thể nói, Ngài Nhân Tông, từ ngôi vị Hoàng đế đến ngôi vị Phật hoàng, từ vương quyền đến thần quyền…trên phương diện nào thì con người Nhân Tông vẫn hiển hiện với tư tưởng, tình cảm của người con Việt, lấy vận mệnh đạo pháp và dân tộc hoà chung trong một bản trường ca là Phật giáo Nhập thế. Phật giáo là giáo lý giác ngộ chân thật, đó là một lẽ thật bình đẳng không phân chia ranh giới Việt Nam hay Nhật Bản, Ấn Độ….vì “tất cả chúng sinh đều có Phật tánh”. Tuy nhiên, ở Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chúng ta thấy nổi bật những nét đặc trưng của tôn giáo mang đậm đà bản sắc của nền văn hoá dân tộc Việt Nam, không bị phụ thuộc, lai căng từ bên ngoài.
3. Tư Tưởng chủ đạo của Phật giáo Trúc Lâm
Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo Trúc Lâm là “cư trần lạc đạo”, “tức tâm tức Phật”. Quan niệm này đã có mặt từ thời vua Trần Thái Tông, khi nhà vua bỏ ngai vàng vào núi để tìm Đạo và được Quốc sư Viên Chứng thức tỉnh: “Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó đích thị là Phật”, và ít nhiều Trần Nhân Tông cũng đã kế thừa được từ Tuệ Trung Thượng Sĩ, một con người vĩ đại mà Trần Nhân Tông đã ca ngợi:
“Càng nhìn càng cao
Càng khoan càng bền
Thoạt nhìn thấy trước
Bỗng phía sau liền
Đó chính đạo Thiền
Của riêng Thượng sĩ”.
Tư tưởng của Trúc Lâm là hành đạo giúp đời, đưa đạo đến đời, mọi giáo pháp đều xuất phát từ khuynh hướng “nhập thế”. Do vậy, thực tại cuộc sống là một yếu tố cấu thành giáo pháp, dẫn đến việc hoằng dương Phật pháp trước tiên phải tôn trọng thực tế cuộc sống với đặc điểm dân tộc, làm cho dân tộc trường tồn.Về phương diện lịch sử tư tưởng, Thiền phái Trúc Lâm có tầm quan trọng đặc biệt đến sự phát triển tư tưởng dân tộc Việt. Trên nền tảng tư tưởng của những Thiền phái Phật giáo đã có từ trước như Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, có tiếp thu các Thiền phái Trung Hoa, đặc biệt là Lâm Tế (với biện pháp hành thiền quyết liệt), Thiền phái Trúc Lâm đã tổng hoà những tư tưởng đó, nâng cao về phương diện bác học, đưa Thiền học vào cuộc sống bằng cách coi trọng yếu tố thực tiễn Việt Nam.
Các tác phẩm cơ sở của Thiền học Trúc Lâm như Khoá Hư Lục, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục đã diễn tả tư tưởng và giáo pháp đó. Các Thiền sư Trúc Lâm đi thẳng vào thế giới thực chứng bằng cách tháo bỏ mọi hàng rào khái niệm, đó thực sự là biện pháp đốn ngộ mà Vô Ngôn Thông đã nhắc đến, nhưng nhấn mạnh đến yếu tố “tâm”, phá bỏ những ảo tưởng, khuyến thiện bằng cách lấy cá nhân và đời sống thực tại làm trọng. Chính vì vậy, Trúc Lâm thiền phái đã góp phần xây dựng triều đại đương thời, tổ chức xã hội, bồi đắp nhân cách Đại Việt.
Tư tưởng của dòng thiền Trúc Lâm là phát triển đỉnh cao của quan niệm “tức tâm tức Phật“. Trong bài phú Cư trần lạc đạo, ngài Trần Nhân Tông đã viết: Nhân khuấy bổn nên ta tìm Bụt
Chỉnh mới hay chính Bụt là ta.
Và trước đó, quan niệm này đã được ngài Viên Chứng thức tỉnh vua Trần Thái Tông khi nhà vua bỏ ngai vàng trốn vào núi để tìm đạo: “Trong núi vốn không có Phật. Phật chỉ có ở trong tâm. Tâm lặng mà biết thì đó đích thị là Phật” . Tuệ Trung Thượng sĩ thì nói: ” Khi mê không biết ta là Phật, khi ngộ thì ra Phật là ta” hay “Thân ta tức là thân Phật, không có hai tướng” …Chính quan niệm đó đã đánh thức sức sống mãnh liệt bên trong con người thời bấy giờ và làm nên lẽ sống cao quý của thời đại, để lại nhiều kinh nghiệm hết sức xương máu trong công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Cùng với học thuyết vô niệm làm nên tư tưởng chung của thiền phái.
Nền tảng chung là thế, nhưng chúng ta dễ dàng nhận ra những đặc điểm của phương pháp tu hành ở dòng Thiền này, nó không thuần túy pháp môn Thiền định mà bao gồm cả yếu tố Tịnh độ. Theo ngài Trúc Lâm Ðầu Ðà thì những pháp môn Tịnh độ cũng chính là Thiền. Ðây có thể nói là đặc điểm của Thiền tông Việt Nam. Trong Cư trần lạc đạo phú, Ngài viết:
Miễn được lòng rồi,
Chẳng còn phép khác.
Gìn tính sáng, tính mới hầu an,
Nén niềm vọng, niềm dừng chẳng thác (…)
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn hỏi đến Tây phương,
Di Ðà là tính soi sáng, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc…
4. Giá trị tư tưởng phật giáo Trúc Lâm Yên Tử thể hiện tính dân tộc
Chúng ta biết rằng, quá trình hình thành Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử cũng là quá trình đúc kết, dung hợp 3 dòng thiền đã có trong lịch sử: dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường, để sáng tạo nên một đường hướng mới mẻ, mang tính dân tộc rõ nét, đồng thời cũng bộc lộ một xu hướng mới, xu hướng “về nguồn” cho nền Phật giáo nước nhà.
Các tông phái Phật giáo đều từ nguồn mạch của Phật giáo mà ra, còn lan rộng sang các nước, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác. Đức Thánh tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã đến thuyết hóa ở Việt Nam. Hệ truyền thừa của Phật Hoàng tích hợp ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ từ Đức Phật Thích Ca xuống đến đời thứ 28; với đức Thánh tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, trở thành sơ tổ Thiền tông Trung Hoa; với dòng phái của Đức Thánh tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sự dung hợp các dòng thiền này của phái Trúc Lâm, để trở thành dòng phái của Việt Nam, mà Tuệ Trung Thượng sĩ, có thể cần được nhìn nhận như là vị giáo tổ mở đầu cho một đặc tính mới của Phật giáo Việt Nam thời cận đại.
Trở về với nét riêng có của Phật giáo Việt Nam, trong điều kiện bối cảnh xã hội Việt Nam và những đặc trưng tộc người Việt Nam, cũng chính là làm hiển lộ giáo lý chân truyền của đức Phật Thích Ca về tính tùy thuận của Phật giáo trong dòng chảy của Phật giáo từ quê hương gốc Ấn Độ, chính là thể hiện tính dân tộc, góp phần làm rõ đặc trưng tộc người Việt trong quá trình lịch sử.
Nếu như Điều Ngự Giác Hoàng là người khai sáng, thiết kế chủ trương, họat động của thiền phái, thì Pháp Loa là vị tổ thực thi, xây dựng hệ thống tổ chức điều hành Giáo hội Trúc Lâm. Đó là sự tự mình phân biệt với Thiền tông Trung Hoa; biệu lộ tính độc lập để nhằm thống nhất ý thức hệ. Mô hình Phật giáo Nhất tông được thiết kế từ thời vua Trần Thái Tông, đến Trần Nhân Tông mới hoạt động thực tiễn mạnh mẽ. Trần Nhân Tông được tôn vinh là giáo chủ Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Phái Trúc Lâm Yên Tử đã hoạt động theo tinh thần nhập thế, mang bản sắc dân tộc, thể nghiệm tu chứng ngay giữa cõi đời này.
Đặc biệt, tính dân tộc còn được thể hiện rõ nét nhất trong quan niệm của người cai trị muôn dân, chính là Trần Nhân Tông đã truyền lại những bài học lịch sử, là sự đúc kết kinh nghiệm cách giữ nước gồm 7 điều của mình cho hậu thế, nhất là cho chính Trần Anh Tông, vị vua kế thừa ngôi vị của Nhân Tông, trong buổi lễ truyền ngôi vua lại cho con mình.
Chủ nghĩa yêu nước qua tinh thần nhập thế vào đời của các thiền sư, đã giúp cho Phật giáo Việt Nam gắn bó với đất nước và dân tộc trãi suốt cuộc hành trình giữ nước của dân tộc Việt Nam.
5. Giá trị tư tưởng phật giáo Trúc Lâm thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam
Trở về suối nguồn đạo Phật, có thể thấy được nguồn mạch của một đạo, vốn có mặt trên cuộc đời là vì con người và cho con người. Tinh thần đó giúp con người quay trở về mình, về lại với bản thể, cái gốc của tâm, là Phật tính trong mỗi người đều có.
Với Trần Nhân Tông và sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Phật giáo Việt Nam thể hiện tính nhập thế tích cực. Tinh thần này được thể hiện qua lời nói, qua hành động của Điều Ngự Giác Hoàng, một trong tam tổ sáng lập phái thiền Trúc Lâm Yên Tử, mà cũng đồng thời là vị vua cai trị muôn dân.
Trúc Lâm Yên Tử đã tích hợp từ những yếu tố của Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Hoa, rồi sau đó vận dụng vào bối cảnh của Việt Nam. Tư tưởng nhập thế, dung hợp Đại thừa-Tiểu thừa, dung hợp Nho-Phật-Đạo, thể hiện Thiền-Tịnh-Mật trong giáo lý Phật giáo TLYT đã cho thấy tính sáng tạo, tích hợp các luồng văn hóa Phật giáo.
Trần Nhân Tông đã nói: “Nhân khuây bản nên ta tìm Phật” (Vì quên gốc rễ, nguồi cội nên đi tìm Phật). Tư tưởng nhập thế đã xuất hiện ở Đại thừa, đặc biệt khi sang Trung Quốc, với chủ trương mọi người đều có Phật tính, Phật tức tâm. Nhưng với quan niệm về tâm, quốc sư Trúc Lâm Phù Vân khuyên vua Trần Thái Tông rằng: Lấy muốn của thiên hạ làm muốn của mình, lấy tâm thiên hạ làm tâm của mình (Dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm). Và trên con đường quay trở về với tâm thanh tịnh, với Phật tâm, Tuệ Trung cũng nói: Vạn pháp chi tâm tức Phật tâm (Tâm của muôn loài tức Phật tâm). Nghiên cứu về tư tưởng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một ý kiến đã khẳng định: “Như vậy, Phật giáo Việt Nam vạch ra một con đường mới đi đến giác ngộ, hoàn toàn khác với Phật giáo Ấn –Trung, đó là con đường đi đến giác ngộ bằng cách cứu dân độ thế, và trên con đường này tâm con người ngày càng khai mở bao trùm thiên hạ, muôn loài vạn pháp, tức đạt đến tâm Phật.”
Tinh thần nhập thế này làm rõ tư tưởng của Đại sĩ trong việc tiếp thu giáo lý Phật giáo, dựa trên căn bản: Phật pháp bất ly thế gian giác. Không thể ngộ đạo, chứng đạo khi ở ngoài thế gian. Chính cõi trần dục giới này là phương tiện giúp con người chưa hiểu đạo, qua những trãi nghiệm từ căn bản cuộc sống thực tế mà dần ngộ đạo, đi đến chứng đạo.
Giáo tổ Tuệ Trung Thượng sĩ đã hòa mình vào thế tục, không trái hẳn với người đời, vì vậy mới noi theo hạt giống của Phật pháp, dìu dắt được người đời. Chính Tuệ Trung cũng đã từng cho rằng: tìm sự giác ngộ là tìm ngay trong đời sống hiện thực này. Tư tưởng này cũng hoàn toàn phù hợp với Lục Tổ Huệ Năng, nhưng khác với Huệ Năng, cũng như các vị thiền sư Trung Hoa, ở chổ Tuệ Trung chủ trương nhập thế không phải vì cá nhân, mà là vì đồng loại, vì tổ quốc, vì xã hội.
Trúc Lâm Đại sĩ đã hành động theo tinh thần nhập thế, mang bản sắc dân tộc, thể nghiệm tu chứng ngay giữa cõi đời này. Ngài đã xuất gia, ngộ đạo, tu hạnh đầu đà, rồi đi xuống núi truyền đạo để khuyên người dân hành thập thiện, điều này đã cho thấy dưới thời Trần và qua Trần Nhân Tông, Phật giáo đã đi sát vào việc cải tạo xã hội, chuyển đổi nhận thức con người chính là từ tâm vị tha. Từ đó, xã hội sẽ dần được an ổn, người dân sẽ dần sống trong môi trường của suy nghĩ về điều thiện và hành động việc thiện. Như vậy, qua tính nhập thế của Phật giáo, xã hội đã dần được chuyển hóa từ gốc rễ. Xây dựng một xã hội mới trên căn bản kêu gọi thập thiện chính là qua đó Trúc Lâm muốn đưa giáo lý nhập thế, vốn là giáo lý căn bản của đạo Phật, làm căn bản cho nền đạo đức xã hội. Nhập thế theo tinh thần của Trúc Lâm chính là đã kết hợp được hai yếu tính quan trọng của đạo Phật, là từ bi và trí tuệ. Chỉ khi con người có bi tâm thì mới có thể đem tình thương ban rãi, mới thấy được mọi người chỉ có thể gắn kết, gần gũi nhau qua tình thương yêu, từ đó mới thôi thúc con người hành thiện, mới đưa họat động thiện vào cuộc đời. Trên căn bản của việc thực hành hai yếu tính ấy cùng lúc nên đạo và đời trong quan niệm của Trúc Lâm đã nhập làm một, không còn có sự ngăn ngại. Chính bởi vì khi tư tưởng của đạo được đưa vào đời để thực nghiệm, được hành xử trong đời thì đạo mới hoàn thành được chức năng cao cả của nó. Và cũng chính bởi dựa trên nhận thức ấy mà trong đường hướng lãnh đạo muôn dân, thế quyền và thần quyền đã nhập làm một! Đạo và đời không còn ranh giới! Lãnh đạo giáo hội có lúc là thiền sư, có lúc là vua đã lên làm Thái Thượng Hoàng. Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đâu phải ngẫu nhiên đã chọn ngọn núi Yên Tử chỉ để làm nơi tu hành. Chính từ vị thế mang tính chiến lược ấy, việc quan sát để bảo vệ biên cương từ phương Bắc sẽ được thuận lợi hơn.
Bức tranh “Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ” đã cho thấy nét nổi trội trong phương pháp, trong cách sống đạo của vị Tổ phái TLYT, đó là sự thể hiện tinh thần nhập thế; tính thống nhất về tư tưởng các tôn giáo, các dòng phái; có sự tích hợp giữa Thiền,Tịnh và Mật ; giữa Đại thừa và Tiểu thừa; giữa Nho-Phật-Đạo. Tư tưởng này sẽ được xem xét ngay dưới đây.
Tài liệu tham khảo:
1. Núi Yên Tử, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt
2. HT.Thích Thanh Từ, Thiền tông và kinh điển không hai, Vô Ưu, tập 7, tr.1
3. HT. Thích Thanh Từ, Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ XX, tr.1
4. Trần Nhân Tông, “Cư Trần Lạc đạo”, Hội thứ sáu