Quyền lực xã hội là gì?
Một trong những lý do để tổ chức xã hội tồn tại và phát triển là sự phân chia quyền lực xã hội. Nhưng quyền lực không chỉ tồn tại trong các tổ chức xã hội mà còn tồn tại trong các nhóm xã hội khác (giai cấp, dân tộc, gia định…)
Quyền lực xã hội là một dạng quan hệ xã hội (theo chiểu hướng dọc) biểu hiện ở khả năng một cá nhân hoặc một nhóm trong việc điểu khiển hành vi, thái độ, quan điểm của các cá nhân khác, nhóm khác… Quyền lực xã hội có thể từ những nguồn gốc khác nhau, tôn giáo, kinh tế (sở hữu), chính trị… nhưng điểm thống nhất quyền lực là sức mạnh cưỡng chế của nó, dựa trên những phương tiện và biện pháp trừng phạt những ai không tuân theo nó (có thể trừng phạt về tinh thần, tình cảm, thể xác và luật pháp…) Người ta dựa vào sự phân tích về mối quan hệ của chủ thể và khách thể (đối tượng) của quyền lực để phân biệt quyền lực tiến bộ hay quyền lực phản động. Chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực xã hội có thể là một cá nhân, một nhóm xã hội hay một cộng đồng xã hội. Thực chất của quyển lực chính là việc giới hạn đồng thời với việc mở rộng mức độ tự do của các chủ thể và khách thể thực hiện quyền lực.
Quyền lực xã hội có thể biểu hiện dưới dạng hình thức cưỡng bức và uy quyền. Cưỡng bức là một dạng quyền lực có sử dụng ép buộc vể thể xác để áp đặt ý chí của người này cho người khác. Uy quyền là một dạng quyền lực được sự đồng tình của công chúng, được hợp thức hóa theo thứ bậc để người ra lệnh kiểm soát hành vi của người dưới quyền. Khi một người lãnh đạo thiếu sự đồng tình của nhóm thành viên thì thường thực thi quyền lực của mình bằng dạng cưỡng bức hoặc là nhường quyền lực cho người khác.
Ngoài hai dạng thức cơ bản đã nêu, còn tồn tại những dạng quyền lực khác như: quyền lực tuyệt đối và quyền lực giới hạn, quyền lực quân chủ, quyển lực thiểu số, quyền lực dân chủ.