Giáo dục
Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau
Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau
Câu 5: (Trang 116 – SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
- ăn, xơi, chén;
- cho, tặng, biếu;
- yếu đuối, yếu ớt;
- xinh, đẹp;
- tu, nhấp, nốc.
Câu 5: (Trang 116 – SGK Ngữ văn 7 tập 1) Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau đây:
- ăn, xơi, chén;
- cho, tặng, biếu;
- yếu đuối, yếu ớt;
- xinh, đẹp;
- tu, nhấp, nốc.
Bài làm:
Ăn, chén, xơi.
- Giống nhau: đều diễn tả hành động đưa thức ăn vào cơ thể.
- Khác nhau:
- Ăn: nghĩa bình thường, dùng được nhiều trong văn cảnh.
- Xơi: thường dùng trong lời mời nhiều hơn
- Chén: sắc thái suồng sã, thân mật.
Cho, tặng, biếu
- Giống nhau: đều có ý trao cho ai một vật gì đấy.
- Khác nhau:
- Cho: sắc thái biểu cảm bình thường, thân mật, là thái độ của người cao hơn đối với người thấp hơn.
- Tặng: thể hiện sự long trọng, có ý nghĩa cao quý,
- Biếu: thể hiện sự tôn trọng của người dưới với người trên
Yếu đuối, yếu ớt:
- Giống nhau: có ý nghĩa diễn tả sức lực kém dưới mức bình thường.
- Khác nhau:
- Yếu đuối: trạng thái thiếu sức lực, khó có thể chịu đựng được khó khăn, thử thách.
- Yếu ớt: yếu đến mức sức lực, khó có thể làm được việc gì
Xinh, đẹp
- Giống nhau: nói về hình thức hoặc phẩm chất đem lại sự hứng thú cho người ta ưa nhìn ngắm hoặc thán phục.
- Khác nhau:
- Xinh: có những nét đáng yêu làm người ta chú ý.
- Đẹp: đạt đến sự hoàn hảo, không chỉ dùng bình phẩm về hình thức, được xem là toàn diện hơn xinh.
Tu, nhấp, nốc
- Giống nhau: chỉ hành động đưa nước vào cơ thể (uống một thứ gì đó)
- Khác nhau:
- Tu: uống nhanh, nhiều và liền một mạch.
- Nhấp: uống từ từ, chậm rãi, từng ít một
- Nốc: uống nhiều và hết ngay tức khắc một cách thô tục.
Câu hỏi Phân biệt nghĩa của các từ trong các nhóm từ đồng nghĩa sau được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.
Đăng bởi: Hanoi1000.vn
Chuyên mục: Giáo dục