Giải bài tậpLớp 7

Giải Toán 7 trang 57 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2

Hướng dẫn giải Toán 7 trang 57 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2.

Giải bài 8.8, 8.9, 8.10, 8.11 trang 57 SGK Toán lớp 7 tập 2 kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 8.11. Chọn ngẫu nhiên một số trong bốn số 11;12;13 và 14. Tìm xác suất để:

Bài 8.8 trang 57 SGK Toán 7 tập 2 – Kết nối tri thức

Xem thêm:  Câu 40 trang 15 Sách Giải Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1

Một túi đựng các tấm thẻ được ghi số 9;12;15;21;24. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong túi. Chọn từ thích hợp ( chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên) thay vào dấu “?” trong các câu sau:

  • Biến cố A: “ Rút được thẻ ghi số chẵn” là biến cố …?…
  • Biến cố B: “ Rút được thẻ ghi số chia hết cho 3” là biến cố ..?…
  • Biến cố C: “ Rút được thẻ ghi số chia hết cho 10” là biến cố ..?…

Phương pháp:

Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra

Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra

Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không

Lời giải:

Xem thêm:  Giải bài 6 trang 61 (Trắc nghiệm) Sách bài tập Toán lớp 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Biến cố A: “Rút được thẻ ghi số là số chẵn” là biến cố ngẫu nhiên.

Biến cố B: “Rút được thẻ ghi số chia hết cho 3” là biến cố chắc chắn.

Biến cố C: “Rút được thẻ ghi số chia hết cho 10” là biến cố không thể.

Bài 8.9 trang 57 SGK Toán 7 tập 2 – Kết nối tri thức

Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất để

a) Hiệu giữa số chấm xuất hiện trên 2 con xúc xắc bằng 6

b) Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều bé hơn 7.

Phương pháp:

Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1.

Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố không thể có xác suất bằng 0.

Lời giải:

a) Xác xuất để “Hiệu giữa số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 6” là 0 (biến cố không thể).

Xem thêm:  Giải Bài 1, 2, 3, 4 trang 8 SGK Toán lớp 5 - Phân số thập phân

b) Xác xuất để “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều bé hơn 7” là 4 (biến cố chắc chắn).

Bài 8.10 trang 57 SGK Toán 7 tập 2 – Kết nối tri thức

Trong một chiếc hộp có 15 quả cầu xanh, 15 quả cầu đỏ. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ trong hộp. Xét hai biến cố sau:

A: “ Lấy được quả cầu màu đỏ” và B: “ Lấy được quả cầu màu xanh”

a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng không?

b) Tìm xác suất của biến cố A và biến cố B

Phương pháp:

Có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{k}\)

Lời giải:

a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng. Bởi vì số quả cầu màu xanh và số quả cầu màu đỏ bằng nhau nên xác suất của các biến cố bằng nhau.b) Xác xuất của biến cố A và biến cố B bằng nhau và bằng 

Xem thêm:  Giải Toán 7 trang 18 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2

Bài 8.11 trang 57 SGK Toán 7 tập 2 – Kết nối tri thức

Chọn ngẫu nhiên một số trong bốn số 11;12;13 và 14. Tìm xác suất để:

a) Chọn được số chia hết cho 5

b) Chọn được số có hai chữ số

c) Chọn được số nguyên tố

d) Chọn được số chia hết cho 6

Phương pháp:

Biến cố chắc chắn: Là biến cố biết trước được luôn xảy ra. Biến cố chắc chắn có xác suất bằng 1.

Biến cố không thể: Là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Biến cố không thể có xác suất bằng 0.

Biến cố ngẫu nhiên: Có k biến cố đồng khả năng và luôn xảy ra 1 trong k biến cố này thì xác suất của mỗi biến cố đó là \(\dfrac{1}{k}\)

Lời giải:

a) Xác xuất để “Chọn được số chia hết cho 5” là 0 (biến cố không thể).

b) Chọn được số có hai chữ số” là 1 (biến cố chắc chắn).

Xem thêm:  Câu 123 trang 34 Sách Bài Tập (SBT) Toán Lớp 6 tập 2

c) Chọn được số nguyên tố.

– Trong các số đã cho, ta thấy: số 11 và 13 là số nguyên tố. 

Vì chỉ chọn được một số trong bốn số đã nên xác xuất để “Chọn được số nguyên tố” là 

d) Chọn được số chia hết cho 6.

– Trong các số đã cho, ta thấy: số 12 là số chia hết cho 6. 

Vì chỉ chọn được một số trong bốn số đã cho nên xác xuất để “Chọn được số nguyên tố” là 

Hanoi1000.vn

Giải Toán 7 trang 57 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giải bài tập

Rate this post

Hanoi1000

Là một người sống hơn 30 năm ở Hà Nội. Blog được tạo ra để chia sẻ đến mọi người tất cả mọi thứ về Hà Nội. Hy vọng blog sẽ được nhiều bạn đọc đón nhận.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button