Tài liệu

Động từ là gì? Chức năng và phân loại động từ

Động từ là gì? Chức năng và phân loại động từ

Ý nghĩa khái quát

Động từ biểu thị ý nghĩa hoạt động, quá trình, trạng thái của đối tượng.

Khả năng kết hợp

Động từ làm trung tâm trong cụm động từ. Các từ chứng tiêu biểu của động từ là: hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, đều, vẫn, cũng, xong, rồi, nữa …

Chức năng cú pháp

Chức năng cú pháp chính là làm vị ngữ trong câu.

Phân loại và miêu tả

Dựa vào bản chất nghĩa – ngữ pháp của động từ, ta có thể chia động từ thành hai loại lớn: Những động từ độc lập và những động từ không độc lập

a. Nhóm động từ độc lập

Động từ độc lập là những động từ tự thân có nghĩa. Chúng có thể dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm. Bao gồm:

  • Nhóm động từ tác động đến đối tượng: loại động từ này đòi hỏi phải có thành tố phụ (bổ ngữ) đi sau. Ví dụ: làm, cắt, chặt, quăng, trồng, vẽ…
  • Nhóm động từ trao nhận: thường cần hai bổ ngữ. Ví dụ: cho, biếu, tặng, bán, nhận, vay, mua …
  • Nhóm động từ gây khiến: loại này cũng cần hai bổ ngữ. Ví dụ: cấm, bảo, bắt buộc, kêu gọi, đề nghị, xin, ép, khuyên, để…
  • Nhóm động từ cảm nghĩ, nói năng: biết, hiểu, nghĩ, nghe, thấy…
  • Nhóm động từ chuyển động: ra, vào, lên, xuống, đi, chạy, bò, lăn, kéo, xô, đẩy…
  • Nhóm động từ tồn tại hoặc tiêu biến: còn, có, biến, mất, hết…
  • Nhóm động từ không tác động đến đối tượng. Ví dụ: ở, ngồi, đứng, nằm, ngủ, thức, cười, cằn nhằn …
  • Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến theo thời gian: bắt đầu, tiếp tục, kết thúc, ngừng, thôi, hết …
  • Nhóm động từ chỉ quan hệ diễn biến trong không gian: gần, xa, ở …
  • Nhóm động từ trạng thái tâm lý: yêu, ghét, sợ, thích, mê …
  • Nhóm động từ tổng hợp: đi đứng, ra vào, trò chuyện …

b. Nhóm động từ không độc lập

Là những động từ biểu thị tình thái vận động, quá trình nhưng tự thân chưa mang nghĩa trọn vẹn. Bao gồm:

– Nhóm động từ chỉ quan hệ so sánh, đối chiếu: giống, khác, như, tựa, in, hệt …

– Nhóm động từ chỉ quan hệ đồng nhất: là, làm…

– Nhóm động từ chỉ quan hệ sở hữu:

– Nhóm động từ biến hóa. Ví dụ: làm, trở thành, hóa, hóa ra …

– Nhóm động từ tình thái:

+ Tình thái về sự cần thiết: cần, nên, phải, cần phải…

+ Tình thái về khả năng: có thể, không thể, chưa thể…

+ Tình thái về ý chí: định, toan, nỡ, dám…

+ Tình thái về mong muốn: mong, muốn, ước, tưởng, ngỡ…

+ Tình thái về sự tiếp thu chịu đựng: bị, mắc, phải, được…

+ Tình thái về đánh giá: cho, xem, thấy (thường kèm với từ “rằng”)

Rate this post

Hanoi1000

Là một người sống hơn 30 năm ở Hà Nội. Blog được tạo ra để chia sẻ đến mọi người tất cả mọi thứ về Hà Nội. Hy vọng blog sẽ được nhiều bạn đọc đón nhận.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button