Tài liệu

Các thuật ngữ sử dụng trong truyền hình

 

TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT Ý NGHĨA
Action Bắt đầu Những gì nhìn thấy trên màn hình
‘‘Bắt đầu’’ ‘‘Bắt đầu’’ Khẩu lệnh bắt đầu ghi hình của đạo diễn
Actualy Tiếng động hiện trường Âm thanh ghi tại hiện trường
Boom Cần Micro Cần đưa Micro hướng về vật thể từ mọi góc độ
Boom mike Micro treo Dùng Micro treo để thu lời thoại, âm thanh từ mọi góc độ
Clip Đoạn phim Một mẩu phim được cắt ra từ một đoạn phim thể hiện một cảnh hoặc một động tác nào đó của phim
Continuity Tính liên tục Đường dây nối các trường đoạn đảm bảo sự liên tục của chủ đề
CU Cảnh cận Cở cảnh
Cut Chuyển cảnh Sự thay đổi vị trí máy quay hoặc thay đổi từ cảnh này sang cảnh khác
‘Cut’ ‘Dừng’ Khẩu lệnh ngừng quay của đạo diễn
Cut away Cảnh trám Một cảnh được dùng để tạm thời thu hút sự chú ý của người xem khỏi hành động chính của phim
Deep Focus Độ nét sâu Cảnh có tiền cảnh, trung cảnh vả hậu cảnh rõ ràng
Fade Làm mờ hình Làm mờ dẫn hoặc sáng dần một hình ảnh khác trên màn hình
Dully Đẩy máy Chuyển máy quay ra xa hoặc vào gần vạt quay
Double exposure Chồng hình Hai hình ảnh khác nhau xuất hiện cùng một lúc trên màn hình, hình nọ chồng lên hình kia
Dubing Khớp tiếng Khớp hình ảnh được quay với miệng diễn viên hoặc hành động
Ghép hình Giới thiệu cùng lúc hai hình ảnh chồng lên nhau trên màn hình
Editing Dựng Cắt và ghép các cảnh quay khác nhau của phim cho phù hợp với tính liên tục và tiết tấu
Establishing Shot Cảnh đầu phim Một đoạn phim tạo nên hoặc dựng lên khung hình hoặc không khí một trường đoạn phim
Fade in Hiện hình ảnh Hiện hình ảnh lên dần từ nền đen
Fade out Mờ hình ảnh Làm hình ảnh tối dần chuyển sang đen
Fast Motion Chuyển động nhanh Phim chuyển động qua máy quay với tốc độ chậm tạo ra một chuyển động nhanh khi chiếu lại
Footage Một đoạn phim Một đoạn phim được tính bằng đơn vị đo ‘Feet’
Freeze Frame Hình tĩnh Thực hiện tại phong thí nghiệm để quay lại một hình ảnh không chuyển động trên màn hình
Hight key Nguồn sáng chính lớn Kỹ thuật đánh ánh sáng làm cho cảnh sáng lên rực rỡ
Jump cut Chuyển cảnh bị nhảy Một sự chuyển cảnh đột ngột
Key light Nguồn sáng cứng Nguồn sáng chính cần cho cảnh quay cần đến ánh sáng nhân tạo
Low key lighting Nguồn sáng chính nhỏ Ánh sáng chính yếu nhằm tạo sự căng thẳng
Location Hiện trường Địa điểm ngoài trường quay hoặc sân khấu được sử dụng để quay phim
LS Toàn cảnh Cảnh rộng cho ta thấy vật quay từ xa
MS Trung cảnh Cảnh vừa ở giữa Toàn cảnh – Cận cảnh với người thấy từ thắt lưng trở lên
Misen Scene Cảnh sân khấu Dàn dựng theo cách đánh ánh sáng, dựng cảnh như một vở diễn trên sân khấu
Montage Dựng phim Tiếng Pháp từ này có nghĩa là ‘căt’. Tiếng Anh là từ chỉ một phương pháp kết nối một loạt cảnh quay, cảnh này sau cảnh kia để tạo ra một ấn tượng mới về thực tại, sự di chuyển của thời gian, một chuyến đi,…
Lia Một động tác chuyển ống kính từ phải qua trái hoặc ngược lại trong khi chân máy cố định. Có hai loại lia: chậm và nhanh
PTC Trước ống kính Tường thuật cảnh phóng viên tường thuật trước hiện trường ống kính
Recce Khảo sát Khảo sát, nghiên cứu, điều tra hiện trường trước khi quay phim
Reverse Cảnh ngược lại Một cảnh quay từ hướng ngược lại. Ví dụ cảnh giới thiệu phản ứng của người phỏng vấn với người được phỏng vấn
Retake Quay lại đúp Quay lại đúp thay thế cho đúp đã quay nhưng hỏng hoặc chưa đạt yêu cầu
Unfine Montage Bàn dựng thô Bàn dựng đầu tiên của đạo diễn nhằm ráp nối các trường đoạn: bước đầu của khâu dựng hình
Script Kịch bản Văn bản thể hiện bộ phim bằng từ ngữ
Fond Phong cảnh Công trình xây dựng nhân tạo thường dùng trong trường quay tạo một khung cảnh như một căn phòng, một thị trấn miền Tây giả
Script shoting Kịch bản quay phim Phân chia nội dung thành nhiều đoạn hình ảnh nhỏ hơn như: các cảnh, các trường đoạn
Slow Motion Chuyển động chậm Phim chạy qua máy với tốc độ nhanh hơn bình thường. Khi chiếu lại hình ảnh có chuyển động chậm hơn
Sclicing Dán phim Dán hai đoạn phim thành một đoạn liên tục
Soft Focus Độ nét mờ Hình ảnh bị mờ hoặc nhòe thường tạo ra hình ảnh không có chiều sâu cho diễn viên
Synchronisation Đồng bố Sự trùng khớp hình ảnh và âm thanh
Mix scene Mờ chồng Mờ chồng chữ hoặc đồ họa lên hình ảnh
Đúp Một đoạn phim về một đoạn diễn trước ống kính. Mỗi đúp đề được đánh số và ghi dấu để khi dựng dễ dàng hơn
Talen Diễn viên Một hoặc nhiều người tham gia đóng phim
Tilt Ngước/ Hạ đầu máy Chân máy quay cố định, nâng hoặc hạ ống kính
Tracking Tịnh tiến máy quay Máy quay di động cùng chiều vất quay. Ví dụ khi quay ô tô đang chạy
Treatment Xử lý kịch bản Mở rộng kịch bản thành nhiều trường đoạn có ghi chú góc quay, lời thoại,.. Văn bản này nêu rõ cấu trúc, sự tiến triển và đặc tính của phim kể cả chi tiết về diễn viên, hiện trường
Voice over Giọng ngoại hình Lời bình hoặc mô tả hình ảnh
Wide angle

lends

Ống kính góc rộng Ống kính cho khuôn hình rộng hơn ống kính thường
Wild sound Tiếng động tự nhiên Tiếng động thu không cùng một lúc với quay phim, thường được sử dụng như hiệu quả về âm thanh
Wipe Gạt hình Xóa hình ảnh trên màn hình để hình ảnh tiếp theo hiện ra
Zoom Máy quay cố định nhưng hình ảnh thu được cho ta cảm giác máy đang tiến lại gần hoặc ra xa vật hoặc cảnh quay
The shot Cảnh Là đơn vị cơ bản của mọi bộ phim cũng giống như ta gọi từ ngữ là đơn vị của một ngôn ngữ. Khi sử dụng một từ ngữ bạn có thể hiểu được nghĩa của nó. Nếu kết hợp từ này với nhiều từ khác, nó sẽ tạo thành các thành ngữ, câu, đoạn, chương hoặc thậm chí cả một cuốn sách Cảnh quay giống như một từ ngữ. Bạn có thể hiểu được nghĩa của nó nhưng lý thú hơn nhiều khi nó được kết hợp với những cảnh khác và nó phát triển thành một bộ phim
What is a shot? Một cảnh quay là gì? Một cảnh bắt đầu khi motor máy quay hoạt động và nó dừng khi máy quay ngừng quay. Một cảnh thường cho ta một đoạn đơn giản của hành động. Ví dụ: chúng ta có thể quay một cô gái đang cười. Chúng ta có thể quay một cảnh khác khi máy quay ngừng chạy, sau đó chúng ta chuyển sang một cảnh khác như quay một chiếc xe đang chạy trên đường. Một cảnh quay có thể dài hay ngắn tùy thuộc vào ý đồ của đạo diễn
Why shot changes ? Vì sao phải chuyển cảnh? Phải chuyển cảnh vì 5 lý do sau đây:

1. Thời gian: chúng ta không thể xem một bộ phim ngày này sang ngày khác. Một bộ phim thường nén thời gian, đôi khi nó lại giãn thời gian. Chúng ta chuyển cảnh để nói lên sự thay đổi của yếu tố thời gian

2. Địa điểm: chúng ta có thể quay một người ở một thời điểm A, sau đó giới thiệu người khác ở một điểm B vì vậy ta phải chuyển cảnh

3. Góc độ: chúng ta có thể muốn thay đổi góc độ, thay đổi vị trí hoặc góc độ máy quay có thể cho một hình ảnh đẹp hơn tạo nên cho người xem một quan niệm khác đối với trọng tâm trong khuôn hình

4. Khoảng cách: chúng ta có thể muốn thay đổi khoảng cách giữa máy quay và vật quay. Chúng ta cũng có thể đưa máy quay lại gần để lấy một cảnh cận hoặc chuyển máy ra xa vật quay hơn nữa.

5. Nhấn mạnh: chúng ta có thể đưa ra một yếu tố nào đó vào sự chú ý của người xem. Chúng ta có thể nhấn mạnh một người hoặc một vật, sự nhấn mạnh này đôi khi cần tới chuyển cảnh

Camera movement Động tác máy quay Khi làm phim chúng ta phải cân nhắc xem có cần thiết phải di chuyển máy quay hay không? Có hai cách thể hiện chuyển động trong một bộ phim:

1. Chuyển động của một vật thể bên trong khuôn hình. Ta gọi chuyển động này là hành động

2. Chuyển động của bản thân máy quay hoặc ống kính

Reasons for camera movement Lý do làm động tác máy 1. Lý do thứ nhất là nhằm giữ cho vật chuyện động luôn ở trong khuôn hình. Khi quay người hay vật chuyển động bản thân chúng ta phải chuyển động theo. Nếu không chuyển động thì người hoặc vật sẽ ra khỏi khuôn hình

2. Động tác máy làm chậm hành động trong một cảnh bởi chúng ta quay toàn bộ hành động xảy ra. Máy quay thu toàn bộ hành động. Chúng ta cần thời gian quay bằng với thời gian hành động xảy ra trong thực tế.

3. Động tác máy quay đôi khi tạo cho người xem cảm giác là máy quay là một người đang quan sát hành động đang xảy ra, trường hợp này được gọi là máy quay ở vị trí chủ quan. Vị trí này rất có hiệu quả trong việc hướng dẫn sự chú ý của người xem

Standar types of camera movement Những loại động tác máy tiêu chuẩn Lia: đầu ống kính di chuyển theo chiều ngang từ trái sang phải hoặc ngược lại để bám theo hành động xảy ra

Đẩy máy: đẩy máy theo người hoặc vật di động trong khi quay phim

Ngước lên hoặc chúc máy xuống: ngước lên hoặc chúc máy lên hay ngược lại theo chuyển động của người hoặc vật

Zoom vào: thu dần hình ảnh vào một chi tiết hoặc một bộ phận nhỏ từ cảnh rộng ban đầu. Chi tiết nhỏ lớn dần lên trong khi những phần lớn hơn của khuôn hình ban đầu bị cắt dần dần

Zoom ra: ngược lại với zoom vào. Hình ảnh rộng dần ra và ngày càng cho ta nhiều hậu cảnh hơn

Camera Angles Góc quay Góc nhìn một vật nào đó là gì? Đó là chúng ta tạo ra một quan điểm cụ thể đối với một vật nào đó. Nói cách khác, chúng ta có cách nhìn cụ thể với vật thể đó.

Một người làm phim cũng có nhiều góc độ khác nhau để cân nhắc

Khi làm phim chúng ta sử dụng các góc độ để giới thiệu người hoặc vật nào đó cho người xem:

– Từ một vị trí lý thú hoặc không bình thường

– Để nhấn mạnh vào chiều cao của người hoặc vật

– Để nhấn mạnh vào tầm vóc thấp của người hoặc vật

– Để giới thiệu người hoặc vật từ phía trước, phía sau, phía phải hoặc trái

Góc quay có thể làm cho những hình ảnh bình thường trở nên đặc biệt, có thể làm cho một khuôn mặt quen thuộc thành bị bóp méo hoặc trở nên đáng sợ. Góc quay có thể biến một người bé nhỏ thành một tên khổng lồ hoặc có thể làm cho một người hoặc vật to khỏe trở nên nhỏ bé và yếu đuối. Có ba loại góc quay như sau:

Góc thấp: người hoặc vật được quay từ góc thấp hơn

Góc trung: máy quay đặt ngang tầm vai với người hoặc vật được quay

Góc cao: máy quay hướng xuống người hoặc vật được quay.

 

Rate this post

Hanoi1000

Là một người sống hơn 30 năm ở Hà Nội. Blog được tạo ra để chia sẻ đến mọi người tất cả mọi thứ về Hà Nội. Hy vọng blog sẽ được nhiều bạn đọc đón nhận.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button